Mô tả sản phẩm:
Dung dịch thủy canh Hydro Umat V là sản phẩm sử dụng công nghệ sinh học hiện đại với hàm lượng dinh dưỡng cao và cung cấp trực tiếp các nguyên tố đa trung vi lượng cho cây. Không dừng lại ở đó, với hàm lượng Amino Acid cao sẽ tạo ra sự khác biệt cho vườn rau thủy canh nhà bạn không chỉ tốt và phòng trừ sâu bệnh hại mà còn an toàn cho sức khỏe của của gia đình bạn.
Cách pha dung dịch thủy canh:
Một bộ dung dịch thủy canh 1 lit bao gồm 2 chai Nhóm A 0.5 lit và Chai nhóm B 0.5 lit sẽ pha được cho 220 lit nước thủy cục có độ ph xấp xỉ 6.5.
Cách pha như sau: trên nắp chai có các mức đo thể tích đến 75ml. Pha lần lượt 50ml dung dịch A và 50ml dung dịch B vào 20 lit nước. Khuấy đều tạo thành nước dung dịch trồng cây thủy canh
*Lưu ý: Không đổ dung dich A và B nguyên chất vào nhau nhưng pha lần lượt vào nước
Sau 2-3 ngày bổ sung nước cũng như dung dịch thủy canh lúc này cần sử dụng bút thử nồng độ ppm TDS để đo nồng độ và thêm dunh dịch thủy canh cho phù hợp.
Xà Lách + rau muống:>700ppm
Rau cải ăn bông + cải bẹ xanh 1200ppm
Rau cải ngọt 1500ppm
Đối với cây con sau khi ươm 7 ngày cho lên giàn rau. Sử dụng mức dinh dưỡng là 500 – 800 ppm. Tăng dần khi cây trên 14 ngày tuổi.
Theo chu kì 3 ngày/1 lần kiểm tra nồng độ dinh dưỡng trong bồn. Nhất là trời nắng nóng nước dinh dưỡng bị bốc hơi hay trời mưa dung dịch sẽ loãng đi. Nên cần ph thêm nước hay dinh dưỡng cho phù hợp.
Dung dịch thủy canh hydro umat V là một loại phân bón cho cây rau ăn lá. Dung dịch thủy canh đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng trong hệ thống thủy canh. Bao gồm 3 nhóm hợp chất quan trọng.
3 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu phần không thể thiếu trong dung dịch thủy canh
Đa lượng: đây là nhóm các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cây trồng cần nhiều bao gồm: đạm (N), lân (P), kali (K).
Trong nước dinh dưỡng cho cây thủy canh các chất này tồn tại dưới những ion để cây dễ hấp thu như: NO3-N (đạm-nitrat), P2O5 (lân) sẽ chuyễn hóa thành PO43- để cây dễ hấp thu. Và K2O (kali)
Nhóm thứ 2 là nhóm trung lượng.
Đây là các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần ở mức trung bình bao gồm: lưu huỳnh (S), canxi (Ca), magiê(Mg).
Mặc dù số lượng yêu cầu không lớn như NPK nhưng các chất trung lượng (canxi, magiê và lưu huỳnh) là những chất có vai trò vô cùng thiết yếu đối với cây trồng.
Cuối cùng là nhóm vi lượng trong dung dịch thủy canh. Đây là các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần với số lượng ít, bao gồm các nguyên tố: kẽm (Zn), sắt (Fe), đồng (Cu), mangan (Mn), bo (B), molypđen (Mo), Clo (Cl)
Nếu thiếu 1 trong các hợp chất trên cây trồng sẽ phát triển không tốt, vàng lá, còi cây..nhưng nếu dư thì chất lượng rau ăn sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Bước thứ 1: Lần lượt pha 50ml dung dịch group A và 50ml dung dịch Group B vào 20 lít nước lã. Lưu ý: Pha dung dịch Group A vào nước khuấy đều rồi mới tiếp tục pha dung dịch Group B,
Bước thứ 2: Dùng bút đo nồng độ Xiaomi kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng ppm Sau khi pha hỗn hợp dinh dưỡng, dùng bút đo nồng độ đo lại để kiểm soát dinh dưỡng là bao nhiêu để pha phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của cây. Đối với cây con: 600-800ppm Đối với cây sinh trưởng (sau 8-10 ngày trồng): 900 – 1200ppm Trước thu hoạch khoảng 10 ngày duy trì ở mức 900ppm là đủ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.